Những điều cần biết khi sống ở Nhật Bản

Những điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản
CUỘC SỐNG TẠI NHẬT BẢN
Quần áo, đồ ăn, nơi ở, học phí, tất cả hết khoảng bao nhiêu? Làm thêm có vất vả lắm không? Nếu bị bệnh thì như thế nào? Phong tục tập quán có khác nhau không? Hết điều này đến điều khác phải lo lắng! Lần đầu tiên đến Nhật Bản, cho đến khi quen với mọi thứ chắc có rất nhiều điều ngạc nhiên, khám phá. Không sao! Ai cũng phải vượt qua con đường này! Hãy nhìn về phía trước và cố gắng vượt qua.
CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ GIÁ CẢ
Đồng tiền của Nhật Bản là Yên. Có 4 loại tiền giấy: 10.000 yên, 5000 yên, 2000 yên và 1000 yên. Có 6 loại tiền xu: 500 yên, 100 yên, 50 yên, 10 yên, 5 yên và 1 yên. Nói chung ở Nhật bản khi mua đồ đều thanh toán bằng tiền mặt, có nhiều cửa hàng có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra ngày càng nhiều cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ “Debit” . Người ta ít dùng ngân phiếu để thanh toán trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là chi phí sinh hoạt 1 tháng của sinh viên nước ngoài (Bao gồm cả tiền học).
 VIỆC LÀM THÊM TẠI NHẬT BẢN
Theo điều tra của Hong Nhung C&T có 92,9% du học sinh đi làm thêm. Công việc phổ biến nhất là các việc phụ trong nhà hàng, tiếp đến là bán hàng, gia sư và dọn vệ sinh ..v.v… Việc chi trả của các công việc và các vùng khác nhau, ví dụ đối với học sinh tiếng Nhật khá một chút (khoảng SAN KYU) phục vụ trong nhà hàng mỗi giờ được 1200 – 1500 Yên (tương đương240.000VND – 300.000VND), nếu làm tối thiểu 28 tiếng 1 tuần thì thu nhập tối thiểu khoảng 33.600 Yên – 42.000 Yên. Nếu một tháng đi làm đủ 4 tuần (1 tháng) thì thu nhập một tháng khoảng 134.400 Yên – 168.000 Yên (tương đương 1543 USD –1935 USD).
Sau khi được nhà trường cho phép thì du học sinh mới được phép đi làm thêm theo các điều kiện sau đây:
1.Không làm ảnh hưởng đến việc học.
2.Mục đích của việc đi làm thêm là dành tiền trang trải học phí và các chi phí cần thiết khác chứ không phải đi làm để dành tiền và gửi về nhà.
3.      Không làm các công việc xấu ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, tập quán và tư cách đạo đức của du học sinh.
4. Không làm các công việc như buôn bán các mặt hàng tiêu dùng.. v.v.....
Những điểm lưu ý khi quyết định việc làm………….....Các bạn cần hết sức quan tâm đến sức khỏe và không để ảnh hưởng đến mục đích du học của bạn!
© Công việc có trở ngại đến việc học không?.............Làm việc đến khuya, và làm nhiều tiếng trong ngày thì có ảnh hưởng đến ngày hôm sau không?
© Cách chi trả………………………………………............Bao gồm cách trả thuế, trả theo ngày, trả theo tuần, trả theo tháng, trả trực tiếp hay trả qua ngân hàng
© Nội dung của công việc có an toàn không?.............Công việc có nguy hiểm không? Trong trường hợp bị tai nạn thì tiền bồi thường ra sao?
Việc giới thiệu việc làm cho bạn sẽ do trường bạn đang theo học và các trung tâm hỗ trợ sinh viên trong nước và quốc tế “Hello Work”. Nhưng thông thường thì các bạn sinh viên khóa trước giới thiệu cho các bạn mới sang Nhật.

NHÀ Ở
Nhà nước, chính quyền địa phương, các trường học đều có nhà ở cho sinh viên thuê. Có 77,1% du học sinh thuê nhà tư để ở. Thông thường, nếu muốn thuê nhà bạn có thể tư vấn trực tiếp tại phòng quản lý du học sinh của Hong Nhung C&T tại Nhật Bản hoặc hỏi tại công ty môi giới bất động sản.
Những điều cần biết về cuộc sống tại Nhật Bản, nhat ban, nhật bản, song tai nhat, sống tại nhậtCùng với đời sống của người dân, nhà cửa ở Nhật cũng bắt đầu phương tây hóa, nhưng đến bây giờ người Nhật vẫn có thói quen cởi giày để ở cửa ra vào. Phòng kiểu Nhật Bản dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Phòng quay về hướng Nam, cửa sổ quay về hướng Tây, phòng vừa ấm, vừa sáng, giá đắt. Tiền nhà phụ thuộc khoảng cách từ nhà tới ga, số năm mà ngôi nhà được xây. Ở mỗi vùng có chế độ “Tiền đặt cọc” (Shikikin) và “Tiền cám ơn” (Reikin) khác nhau. Khi kí hợp đồng bạn phải trả “Tiền đặt cọc” và “Tiền cám ơn”, hầu hết các phòng cho thuê đều có trang bị tiện nghi đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Previous Post Next Post

Blog ads

google ads